Sa tử cung – Nguyên nhân và triệu chứng

Sa tử cung là một bệnh lý không hề hiếm gặp, đặc biệt là các chị em đã từng trải qua việc sinh nở thì khả năng mắc phải bệnh lý này lại càng cao hơn khi phải lao động nặng nhọc sau sinh. Căn bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng nó cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe của nữ giới. Nhiều trường hợp buộc phải điều trị nếu không muốn gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Sa tử cung là gì?

sa tử cung

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. Căn bệnh này xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi, khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu bao gồm: Bàng quang, trực tràng, niệu đạo và tử cung bị tụt xuống âm đạo.

Bệnh sa tử cung được chia thành 3 cấp độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ của bệnh:

  • Sa tử cung độ 1: Đây là dạng sa tử cung nhẹ nhất, khi tử cung sa xuống thập thò ở âm đạo.
  • Sa tử cung độ 2: Tử cung đã sa xuống, lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo.
  • Sa tử cung độ 3: Sa tử cung mức độ nặng, toàn bộ tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Nguyên nhân gây sa tử cung

  • Do bẩm sinh: Nhiều nữ giới khi sinh ra đã có tật bẩm sinh ở tử cung gây sa tử cung như tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung hơi dài quá gấp nhiều về phía trước hoặc phía sau.
  • Do sinh nở: Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong thời gian chuyển dạ, nhất là khi nữ giới sinh nhanh, chuyển dạ lâu hoặc sinh con quá to.
  • Do làm việc nặng sau sinh: lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm… là những nguyên nhân khiến các chị em mới sinh nở dễ bị sa tử cung. Trong thời điểm này (khoảng 1-2 tháng sau sinh), tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Việc lao động nặng nhọc, gắng sức, đi lại quá nhiều sẽ khiến tử cung bị sa xuống dưới.
  • Nguyên nhân khác: đại tiện khó sau sinh, bị ho lâu ngày, liên tục có các động tác ngồi xổm, táo bón,… cũng là những nguyên nhân có thể gây bệnh sa tử cung cho nữ giới.

Triệu chứng nhận biết bệnh sa tử cung

Sa tử cung khác nhau ở mức độ nghiêm trọng, ở trường hợp nhẹ bệnh có thể không gây ra triệu chứng, tuy nhiên khi bị sa tử cung nặng, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện sau:

  • Cảm giác nặng nề hoặc kéo vào xương chậu
  • Đau sau khi quan hệ tình dục hoặc đau lưng dữ dội sau khi làm việc nặng
  • Thường xuyên buồn tiểu, tiểu khó, bị rò rỉ nước tiểu hoặc bí đái
  • Đại tiện khó khăn, thường xuyên bị táo bón
  • Xuất hiện khí hư màu trắng ở dạng loãng hoặc chảy máu âm đạo bất thường
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục

Những triệu chứng này thường bị nhẹ hơn vào buổi sáng và nặng hơn vào các thời điểm khác trong ngày.

Sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung là một bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng mang thai những lần sau sẽ khó khăn hơn, ngoài ra chúng còn ảnh hưởng rất lớn đến cuốc sống sinh hoạt hằng ngày của chị em phụ nữ.

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Tử cung bị sa ra ngoài khiến nữ giới có cảm giác nặng, căng tức vùng âm hộ, đi tiểu nhiều lần gây khó khăn khi sinh hoạt.
  • Khó khăn khi đi lại: Tử cung nếu bị lồi hẳn ra ngoài sẽ cọ sát vào quần gây vướng víu, khó chịu khiến nữ giới gặp khó khăn và bất tiện khi đi lại.
  • Ảnh hưởng cuộc sống vợ chồng: sa tử cung gây ra tình trạng đau bụng dưới hay đau thắt lưng. Nếu không được chữa trị, chúng sẽ gây đau khi quan hệ, khiến chị em không đạt khoái cảm và giảm hứng thú chuyện phòng the.
  • Gây viêm nhiễm: Sa tử cung nếu không điều trị sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở vị trí cổ tử cung như bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,…

Sa các cơ quan quanh vùng chậu khác như: Sa trực tràng, bàng quang,… tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, gây bí tiểu, đại tiện không kiểm soát, táo bón,…

Phải làm gì khi bị sa tử cung?

Có thể nhận thấy bệnh sa tử cung gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh, vậy nên các chị em cũng không nên quá chủ quan đối với việc điều trị bệnh lý này. Việc điều trị sa tử cung bằng phương pháp nào tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh… Các chị em khi có các dấu hiệu của sa tử cung nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác những yếu tố trên.

Đối với những trường hợp biểu hiện nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh nghỉ ngơi, làm việc, ăn uống hợp lý và các bài tập thể dục phù hợp giúp tử cung co lên lại vị trí lúc đầu. Hoặc bác sĩ cũng có thể can thiệp phục hồi thành âm đạo, đeo vòng để đẩy tử cung lên… Còn những trường hợp nặng, dạ con lồi cả khối to ra ngoài thì thường phải phẫu thuật cắt bỏ dạ con.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng: Trong trường hợp bị sa tử cung chưa chữa trị dứt điểm, các chị em vẫn có thể mang thai và sinh nở bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này sẽ ảnh hưởng đến những lần sinh tiếp theo, vì vậy các bạn nên cân nhắc việc mang thai khi đang bị sa tử cung.

Giới thiệu phòng khám

Là một trong những cơ sở chuyên khoa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội hiện là địa chỉ tin cậy dành cho các chị em có nhu cầu điều trị các bệnh lý phụ khoa, trong đó có bệnh sa tử cung. Dưới sự chữa trị tận tâm của các bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại, các phương pháp điều trị tiên tiến, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không bị tái phát.

Để liên hệ thăm khám và đặt lịch hẹn miễn phí với các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, các bạn có thể gọi đến số 02437.152.152 hoặc chát trực tuyến trên các website để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

 

Từ gợi ý:
  • Bạn đang gặp những vấn đề tế nhị
  • Bạn cần sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa

Hãy gọi cho chúng tôi theo số 02437 152 152

Hoặc click Tư vấn để trò chuyện cùng bác sỹ

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm...

Là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới...

  Bệnh sùi mào gà đang là căn bệnh...

Bệnh phụ khoa chắc hẳn không còn xa lạ...

Tình hình sức khỏe nam khoa hiện nay Nam...

  Chiếm 25% các bệnh phụ khoa thường gặp,...

Viêm âm đạo bệnh lý dễ mắc ở nữ...

Chào bác sĩ. Em năm nay 26 tuổi. Em...

Câu hỏi: “Chả là em có tìm hiểu khá...